Ngoại thương Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Thành phố Keasong phồn thịnh là kết quả của hợp tác quốc tế

Nhìn chung, điều kiện kinh tế của CHDCND Triều Tiên nói chung là không tốt, kinh tế của CHDCND Triều Tiên là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới, đồng thời triền miên đối mặt với những vấn đề nan giải về kinh tế. Trong thời gian bị cấm vận kinh tế, tưởng chừng CHDCND Triều Tiên sẽ thâm hụt trầm trọng, song trên thực tế, nước này lại đang xuất khẩu vốn và xuất hiện thặng dư thương mại thông qua hoạt động ngoại thương hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Một thực tế là CHDCND Triều Tiên dù thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng về kinh tế nhưng vẫn có thể có được thặng dư thương mại. Nếu các nước khác sẵn sàng làm theo chiến lược của Hàn Quốc và Trung Quốc trong sử dụng thương mại làm công cụ can dự nhằm thúc đẩy ổn định và cải cách thì CHDCND Triều Tiên có thể dần thoát khỏi tình trạng cô lập, thậm chí có thể trở thành một bộ phận không thể thiếu trong con đường tơ lụa từ Seul tỏa ra khắp khu vực Á- Âu[187]

Việc CHDCND Triều Tiên bị cấm vận và ra chính sách cô lập có nghĩa là việc giao dịch thương mại quốc tế cực kỳ hạn chế. Để khắc phục tình trạng khó khăn kinh tế, CHDCND Triều Tiên đang tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài. CHDCND Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc[218] CHDCND Triều Tiên cũng có những nỗ lực, cố gắng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt là từ Trung Quốc.[78]CHDCND Triều Tiên sẵn sàng sửa đổi cả các quy định liên quan đến khu công nghiệp Rajin Sonbong, gần biên giới. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. CHDCND Triều Tiên từng thông qua một đạo luật vào năm 1984 cho phép đầu tư nước ngoài thông qua các liên doanh[219] nhưng không thu hút được đầu tư đáng kể. Trung Quốc đã được cấp quyền sử dụng trong vòng 10 năm cảng Rajin của CHDCND Triều Tiên, cửa ngõ mở thẳng ra vùng biển Nhật Bản.

CHDCND Triều Tiên cũng đã áp dụng một số biện pháp mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước để thu hút đầu tư nước ngoài, cử đoàn đi các nước để vận động đầu tư, thương mại, khảo sát học tập kinh nghiệm, tìm biện pháp tăng lượng xuất khẩu, thực hiện xây dựng đặc khu hành chính Tân Nghĩa Châu, khu du lịch Kim Cương, khu công nghiệp Khai Thành (Keasong), khởi công tuyến đường sắt, đường bộ nối hai miền với Trung Quốc, Nga, Châu Âu[43] CHDCND Triều Tiên đã cho phép đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước này từ năm 80 của thập kỷ trước. Tuy nhiên hoạt động đầu tư của nước ngoài vào CHDCND Triều Tiên vẫn gặp nhiều trở ngại do lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Suốt thời gian qua, vốn FDI vào CHDCND Triều Tiên chủ yếu từ hai kênh là Trung Quốc và Hàn Quốc vì lý do địa chính trị. Hiện nay, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của CHDCND Triều Tiên và cũng là đối tác thương mại chủ yếu và cũng là nước đầu tư lớn nhất vào CHDCND Triều Tiên, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của CHDCND Triều Tiên và khoảng 20 công ty của nước này đang hoạt động trên lãnh thổ CHDCND Triều Tiên, thu hút và giải quyết việc làm cho 13 nghìn lao động tại chỗ[40]

Ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với Bình Nhưỡng, nếu quan hệ thương mại với các nước bị ngừng trệ, kinh tế CHDCND Triều Tiên sẽ suy thoái mạnh hơn. Kinh tế CHDCND Triều Tiên tăng trưởng 3,5% hàng năm trong giai đoạn từ năm 2000-2004 nhờ hợp tác thương mại với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh ngừng giao dịch thương mại, Bình Nhưỡng sẽ gặp khó khăn kinh tế. Ngoài ra, nếu các dự án hợp tác kinh tế liên Triều bị ngừng trệ, nguồn thu ngoại tệ của Bình Nhưỡng giảm mạnh. CHDCND Triều Tiên từng thu 13,5 triệu USD/năm từ dự án hợp tác khai thác khu du lịch vùng núi Kim Cương và đã thu tổng cộng 20 triệu USD từ dự án phát triển khu công nghiệp Kaesong liên doanh với Hàn Quốc.[220] Phương Tây cũng nhìn về thị trường CHDCND Triều Tiên với lực lượng lao động chuyên cần và chi phí trả lương không cao, có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng để phát triển nếu được phép thâm nhập vào các thị trường trên thế giới và tự do vay vốn. Một số các công ty phương Tây cũng đầu tư vào CHDCND Triều Tiên khi mở các nhà hàng cỡ nhỏ và các doanh nghiệp khác, bao gồm khách sạn, điện thoại di động và các hoạt động tín dụng vi mô.[11] CHDCND Triều Tiên cũng có lịch sử hợp tác lâu dài với các quốc gia nước ngoài về các lĩnh vực làm bia. Nhãn hiệu bia Teadong River lần đầu tiên ra đời sau khi Bình Nhưỡng mua lại nhà máy bia Ushers từ Tây Nam nước Anh từ năm 2000

Xuất nhập khẩu

Theo cách nhìn từ bên ngoài, trong khi các quốc gia khác tại khu vực Đông Bắc Á đã trở thành nguồn cũng như thị trường cho các mối quan hệ hợp tác hàng đầu thế giới thì CHDCND Triều Tiên tụt lại phía sau. CHDCND Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai do tiêu thụ nhiều hơn sản xuất và sử dụng nguồn cứu trợ tài chính bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt trong nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tế dường như đã thay đổi, và đất nước này được cho là đã có trạng thái thặng dư thương mại. Điều đáng chú ý là thương mại nhiều năm qua của CHDCND Triều Tiên dường như đã xuất hiện, cho dù CHDCND Triều Tiên đã được biết đến với những ngành công nghiệp cấm nhập các khoản tiền đen ở nước ngoài, được cho là bao gồm lưu hành tiền giả USD, buôn lậu và vận chuyển ma túy, thương mại bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên đã trở nên ít quan trọng đối với đất nước này những năm gần đây[215] Mỹ từng cáo buộc CHDCND Triều Tiên in lậu các đồng 100 USD giả có chất lượng rất cao, số tiền này được cho là đem ra nước ngoài sử dụng để kiếm thêm tiền thật cho chế độ chứ không đưa vào lưu thông ở trong nước. Triều Tiên có khoảng 200 – 500 công ty có thu nhập ngoại tệ[60]

Máy móc, thiết bị của CHDCND Triều Tiên

Công nghiệp chính là những nguồn đem lại ngoại tệ chính cho CHDCND Triều Tiên, thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu với Hàn Quốc và Trung Quốc, nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên là qua các hợp đồng với Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, với Trung Quốc đa số là các dự án xuất nhập khẩu vũ khí[72] CHDCND Triều Tiên có vai trò to lớn trên thị trường vũ khí thế giới bằng việc Sở hữu các chương trình tên lửa và hạt nhân, nhưng CHDCND Triều Tiên chủ yếu tham gia cung cấp hệ thống vũ khí giá rẻ, hầu hết là bản sao các thiết kế cũ của Liên Xô và Trung Quốc, ngành công nghiệp CHDCND Triều Tiên triển khai đầy đủ việc sản xuất các bản sao và đôi khi họ tìm thấy cả khách hàng nước ngoài.[221] Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng và là bạn hàng lớn nhất của CHDCND Triều Tiên, tiêu thụ khoảng 67,2% hàng xuất khẩu của nước này trong năm 2012[21]. Một vài vụ CHDCND Triều Tiên bị bắt giữ vũ khí và thiết bị vũ trang tại cảng nước ngoài như là:

  • Tháng 2 năm 2010, Ukraina đã để khám xét và thu được lượng lớn thuốc phiện và súng đạn trên con tàu Chong Chon Gang tại cảng Oktyasbrk. Vào tháng 8 năm 2009, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã bắt giữ một tàu chở hàng tại cảng Dubai mang theo vũ khí CHDCND Triều Tiên tới Iran. Vào tháng 11 năm 2009, Nam Phi đã chặn tàu chở súng, đạn dược và các bộ phận xe tăng tại cảng Durban, con tàu này xuất phát từ CHDCND Triều Tiên tới Congo, súng đạn được cất giấu trong các công-ten-nơ chở gạo. Cũng trong tháng, Hy Lạp bắt một tàu chở 14,000 bộ quần áo bảo vệ chống vũ khí hóa học từ CHDCND Triều Tiên tới Syria. Tháng 12, Thái Lan đã bắt giữ một máy bay chở vũ khí CHDCND Triều Tiên trong đó có súng phóng lựu đạn tới Iran. Vào tháng 12 năm 2002, Tây Ban Nha bắt một tàu chở hàng của CHDCND Triều Tiên tới Yemen trên Vịnh Aden thu giữ nhiều tên lửa Scud được giấu bên dưới các bao xi-măng.[222]
  • Năm 2012, một con tàu mang cờ Trung Quốc chở vũ khí của CHDCND Triều Tiên, chủ yếu là các bộ phận tên lửa bị nghi ngờ chở tới Syria đã bị chặn lại và tịch thu vũ khí tại Cảng Puán, Hàn Quốc, trên các bộ phận tên lửa, có đánh dấu DPRK (Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên). Vào tháng 8, một con tàu của CHDCND Triều Tiên chở vật liệu hỗ trợ thiết bị làm giàu uranium tới Myanmar đã bị chính quyền Nhật bắt giữ tại cảng Tokyo, lô hàng này bao gồm nhiều loại ống kim loại và các thanh hợp kim nhôm cần dùng cho máy ly tâm.[222]
  • Năm 2013, Panama đã chặn bắt một con tàu của CHDCND Triều Tiên Chong Chon Gang và lục soát tàu phát hiện thấy một lô hàng trong một lô đường lớn (phát hiện 25 container chứa các trang thiết bị quân sự không khai báo được bao phủ bởi lớp bao tải đường nâu từ Cuba) trong đó chứa các thiết bị quân sự gồm các thiết bị tên lửa tinh vi[223] ngoài ra gồm hai chiến đấu cơ thời Xô Viết, các máy bay phản lực siêu thanh MiG-21 được tìm thấy cùng các bộ phận tên lửa phòng không và những vũ khí khác, được giấu trong một container đường của tàu, một lô chất nổ dành cho súng phóng lựu chống tăng một lô đạn dược dành cho súng phóng lựu và các loại đạn dược chưa xác định[224] kết quả khám xét sau đó cho thấy tổng cộng trên tàu chở 240 tấn vũ khí cất giấu dưới các bao tải đường. Ngoài ra còn tìm thấy phát hiện 25 container chở vũ khí và 6 xe quân sự. Số vũ khí này bao gồm hệ thống rađa điều khiển tên lửa đất đối không, hai máy bay Mig-21, 12 động cơ của máy bay Mig-21 cùng với một lô đạn súng phóng lựu và thuốc nổ. Chính phủ Cuba xác nhận số vũ khí trên thuộc sở hữu của nước này và đã lỗi thời nên được gửi tới CHDCND Triều Tiên để bảo dưỡng, nâng cấp[224][225][226][227][228]. Những thiết bị này được sản xuất vào giữa thế kỷ 20 và bao gồm hai phức hợp tên lửa chống máy bay, bộ phận và phụ tùng của 9 tên lửa, hai chiến đấu cơ Mig-21 Bis và 15 động cơ cho loại máy bay này.[229][230] Bộ Ngoại giao Cuba cho rằng chiếc tàu này chở theo 2 tổ hợp tên lửa phòng không, 9 bộ và phụ tùng tên lửa, 2 chiếc máy bay chiến đấu Mig-21 Bis và 15 động cơ cho những máy bay này, tất cả đều được sản xuất từ giữa thế kỷ 20.[231] CHDCND Triều Tiên khẳng định số vũ khí bị tịch thu từ một con tàu cắm cờ Bình Nhưỡng ở Panama thuộc một thỏa thuận hợp pháp và yêu cầu ngay lập tức phóng thích con tàu.[229] Sau đó, cơ quan quản lý kênh đào Panama, đã quyết định phạt 01 triệu USD, đối với một chiếc tàu chở hàng của CHDCND Triều Tiên bị bắt giữ vì không khai báo về các mặt hàng chứa trong tàu.[232][233][234][235]

Các mặt hàng xuất khẩu chính của CHDCND Triều Tiên là khoáng chất, sản phẩm luyện kim, dệt may, nông - thủy - hải sản. CHDCND Triều Tiên kiếm được phần lớn doanh thu nước ngoài từ việc bán nguyên vật liệu thô cho Trung Quốc, bao gồm cả than. Trữ lượng tại nhiều mỏ than vẫn đang được khai thác tại CHDCND Triều Tiên được cho là gần cạn kiệt và giá cả đã tăng đáng kể tại thị trường trong nước, tuy nhiên Chính phủ vẫn xuất khẩu một lượng lớn tổng sản lượng để có tiền theo đuổi các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân[66] Năm 2010, CHDCND Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là quặng khoáng sản, than đá, vải dệt, ca, hải sản, sắt, thép và gỗ.[53] Đầu tư của Hàn Quốc mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho CHDCND Triều Tiên, bên cạnh nguồn thu nhập từ thương mại với Trung Quốc. Khu công nghiệp chung Kaesong là nguồn thu ngoại tệ quan trọng với CHDCND Triều Tiên. Hơn 50.000 công nhân nước này tại đây tạo ra hàng trăm triệu USD hàng hóa mỗi năm. Họ được trả lương 134 USD mỗi tháng, trong đó, 45% dùng để nộp các loại thuế,[28] từ năm 2004, mỗi năm Kaesong đem về cho CHDCND Triều Tiên khoản thu nhập khoảng 90 triệu USD là tiền lương nhân công.[49]

Những công nhân lao động CHDCND Triều Tiên

Ngoài ra, những công nhân CHDCND Triều Tiên đã làm việc tại Trung Quốc với giá rẻ và từ tháng 10 năm 2009, một thỏa thuận giữa hai nước đã mở cửa biên giới hơn nữa cho lao động CHDCND Triều Tiên, ước tính có tới hàng chục nghìn người CHDCND Triều Tiên đang làm việc tại Trung Quốc, đem về nguồn ngoại tệ quý giá cho CHDCND Triều Tiên.[163] Cũng có khoảng 70% những người CHDCND Triều Tiên đào ngũ ở Hàn Quốc gửi tiền về nước cho người thân ở CHDCND Triều Tiên số tiền này chuyển vào được CHDCND Triều Tiên qua các đại lý ngầm ở Trung Quốc, chủ yếu là những người Trung Quốc gốc Triều, họ sử dụng các mối quan hệ ở cả hai bên biên giới để tuồn khoảng 10 triệu USD mỗi năm, thường thì bằng đồng nhân dân tệ khi những người đào ngũ chuyển tiền vào các ngân hàng ở Trung Quốc sau đó được các đại lý đó đến rút.

Đồng thời CHDCND Triều Tiên cũng có những nguồn thu khác, mỗi năm CHDCND Triều Tiên từng thu về 200 – 300 triệu USD từ các hoạt động mờ ám, trong đó hầu hết các khoản tiền là các khoản thu bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp CHDCND Triều Tiên có liên hệ với quân đội hoặc các cơ quan chính phủ khác. Một số đến từ các hoạt động công khai như bán các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản hoặc khoáng sản cũng như từ người lao động CHDCND Triều Tiên ở nước ngoài gửi về, phần lớn đến từ các hoạt động mờ ám như mua bán bằng tiền giả, buôn bán thuốc lá, rượu, xuất khẩu vũ khí.[156] CHDCND Triều Tiên còn có khoảng hơn 200 tài khoản của CHDCND Triều Tiên có liên quan tới các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt, xuất khẩu ma túy, tiền giả và thuốc lá.[156]

Sau khi chính phủ Mỹ phong tỏa các tài khoản của cố lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il tại ngân hàng Banco Delta AsiaMa Cao năm 2005, CHDCND Triều Tiên đã chia nhỏ các khoản tiền của mình vào nhiều tài khoản ở nước ngoài tại nhiều ngân hàng khác nhau. Nước này mở tài khoản thông qua các bí danh tại châu Á, châu Âu và Trung Mỹ. Chính quyền CHDCND Triều Tiên sử dụng các ngân hàng nhỏ, vốn thường không mấy chặt chẽ trong việc giám sát các chủ tài khoản hoặc mở tài khoản dưới tên của những cá nhân hoặc công ty nước ngoài, Các tài khoản này có số dư tới hàng trăm triệu USD. Trước đây Bình Nhưỡng thường sử dụng các ngân hàng châu Âu nhưng gần đây họ lại chuyển hướng sang các ngân hàng Trung Quốc. Những khoản ngân sách đó đồng thời cũng là tiền mặt dự trữ trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như chính quyền sụp đổ hoặc có các khủng hoảng khác[156][217]

Về nhập khẩu, CHDCND Triều Tiên nhập các mặt hàng xăng dầu, dầu mỏ, than cốc, máy móc - trang thiết bị, dệt may và ngũ cốc,[72][166] các mặt hàng mà CHDCND Triều Tiên nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc bao gồm 3,8 triệu thùng dầu thô, các sản phẩm naphtha, xe vận chuyển hàng hóa với tổng giá trị lên tới 92,2 triệu USD và 58 triệu USD tiền bột mì.[66] Năm 2010, trong số 64 triệu USD ngũ cốc nhập khẩu của nước láng giềng, Trung Quốc chiếm tới 94%. Còn lại là lương thực viện trợ của Mỹ, Canada cùng một số mua lại từ UkrainaThái Lan. CHDCND Triều Tiên còn nhập khẩu dầu mỏ, thịt, máy móc, đồ nhựa, tơ và phương tiện[53] Vào năm 2011, CHDCND Triều Tiên phải nhập khẩu khoảng 867.000 tấn ngũ cốc vào năm 2011 để có đủ lương thực nuôi sống người dân, nhưng nước này chỉ có ý định nhập khẩu khoảng 325.000 tấn, cộng đồng quốc tế viện trợ cho Bình Nhưỡng khoảng 305.000 tấn lương thực để bù đắp cho lượng thiếu hụt này, hiện tất cả các kho chứa lương thực dự định dùng để phân phối cho người dân nước này đã bị nấm mốc và nhiễm độc nghiêm trọng. Chương trình lương thực thế giới đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho CHDCND Triều Tiên, đồng thời cho biết hiện nay Chương trình này mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu theo mục tiêu viện trợ của mình[236] Năm 2012, Trung Quốc đóng góp 61,6% kim ngạch nhập khẩu của Triều Tiên[53][72]

Trong 4 năm qua, CHDCND Triều Tiên đã gia tăng mạnh nhập khẩu nhiều sản phẩm đắt tiền, bao gồm ôtô, thuốc lá, máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác… Hầu hết hàng hóa đều chuyển qua biên giới Trung Quốc, trong khoảng thời gian 2008 - 2010, CHDCND Triều Tiên nhập rất nhiều hàng cao cấp như ôtô, thuốc lá, TV màn hình phẳng, camera kỹ thuật số hay các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng gần gấp đôi từ 272 triệu USD lên 446 triệu USD trong giai đoạn trên[237] Các con số trên được cho là tăng trong năm 2011. Hầu hết các mặt hàng nêu trên đều được vận chuyển qua ngõ Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chính yếu của Triều Tiên[238]

Một dữ liệu thống kê thương mại của Liên hiệp quốc cho thấy, lượng xe hơi, thuốc lá, máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác nhập khẩu vào CHDCND Triều Tiên tăng đáng kể. Từ năm 2007, lượng nhập khẩu xe hơi, máy tính xách tay và máy điều hòa không khí vào CHDCND Triều Tiên tăng gấp bốn lần, nhập khẩu điện thoại di động tăng hơn 4.200%, trong năm 2010, CHDCND Triều Tiên nhập khẩu 3.191 ôtô, 433.183 điện thoại di động, công ty viễn thông duy nhất hiện nay ở CHDCND Triều Tiên là Orascom (Ai Cập) công bố rằng có khoảng 809.000 thuê bao tính cho đến cuối quý III năm 2011[63] Bất chấp lệnh cấm vận xuất khẩu hàng xa xỉ đến CHDCND Triều Tiên năm 2009, hàng hiệu vẫn được tuồn đến Bình Nhưỡng thông qua Trung Quốc, việc nhập khẩu tivi màn hình phẳng, máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị điện tử tại Bình Nhưỡng trong năm 2010 đã tăng lên đến 446 triệu USD, gấp đôi so với mức 272 triệu USD năm 2008[211] Chỉ tính trong năm 2010, CHDCND Triều Tiên đã nhập khẩu 3.191 xe hơi, phần lớn từ Trung Quốc, ngoài ra, một số chiếc trị giá 59.976 USD nhập từ Đức[238]

Về nợ nước ngoài, một thống kê cho thấy, CHDCND Triều Tiên hiện nợ khoảng 30 quốc gia với tổng số tiền vào khoảng 14 tỷ USD. Trong đó, CHDCND Triều Tiên nợ Nhật Bản 400 triệu USD, Thụy Điển 330 triệu USD, Iran 300 triệu USD, Đức 300 triệu USD, Thái Lan 260 triệu USD, Thụy Sĩ khoảng 100 triệu USD và Iraq khoảng 50 triệu USD. Riêng Trung Quốc đã cho Bình Nhưỡng vay nợ 6,98 tỷ USD, còn số tiền Nga cho CHDCND Triều Tiên vay là 1,1 tỷ USD, chủ yếu từ chuyển nhượng vũ khí và các hỗ trợ khác[217]

Hàng hóa đóng gói tại CHDCND Triều Tiên

Đối tác lớn nhất trong cả xuất và nhập khẩu của CHDCND Triều Tiên là Trung Quốc, tiếp sau đó là Hàn Quốc, Ấn Độ và một phần nhỏ của liên minh châu Âu. Trong các đối tác chính, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì quan hệ thương mại với CHDCND Triều Tiên là nhằm hai mục đích thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chính nước mình đồng thời dẫn tới cải cách chính trị, kinh tế cũng như hội nhập của CHDCND Triều Tiên và thậm chí dẫn tới sự thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đầu những năm 2000, Hàn Quốc mới là đối tác kinh tế chính của CHDCND Triều Tiên cho đến khi cựu Tổng thống Lee Myung-bak chấm dứt các chính sách của Seoul. Trước đó, vào những năm 1970, CHDCND Triều Tiên nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Liên Xô, sau đó, sự sụp đổ của Liên Xô khiến kinh tế CHDCND Triều Tiên rơi vào tình trạng trì trệ, nền công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn dầu từ Liên Xô đã không còn, điện năng thiếu hụt trầm trọng[72]

Ngày nay, Trung Quốc chiếm tới 67,2% sản lượng xuất khẩu và 61,6% nhập khẩu của CHDCND Triều Tiên trong năm 2011. Hàn Quốc chiếm 19,4% xuất khẩu và 20% nhập khẩu của nước này. Trung Quốc tiêu thụ 67,2% hàng xuất khẩu của CHDCND Triều Tiên và hàng hóa Trung Quốc chiếm tỉ lệ 61,6% trong tổng lượng hàng nhập khẩu của CHDCND Triều Tiên, Xu hướng tăng trưởng thương mại mạnh trong những năm gần đây, khi Trung Quốc liên tục tăng lượng nhiên liệu, máy móc, xe tải và lương thực cấp cho CHDCND Triều Tiên và đẩy mạnh mua than, quặng sắt và các kim loại khác.[163] Hàn Quốc chiếm tỉ lệ lần lượt là 19,4% và 20%. Ấn Độ mua 3,6% hàng xuất khẩu của Triều Tiên trong khi hàng hóa của EU chiếm khoảng 4% tổng số lượng nhập khẩu của CHDCND Triều Tiên.[21] Khoảng 2/3 trong số 351 liên doanh của CHDCND Triều Tiên với nước ngoài là liên doanh với Trung Quốc, còn lại là các liên doanh với Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu.[49]

Hàn Quốc

Đối với Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đóng vai trò là cánh cổng kinh tế khu vực Á-Âu bởi nước này có đường biên giới giáp Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga. Hàn Quốc sẽ nhận được lợi ích to lớn từ sự phát triển trên do có lãnh thổ nhỏ hẹp và tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Các đời tổng thống cũng như các chính trị gia Hàn Quốc từ lâu đã dự định xây dựng mô hình con đường tơ lụa hiện đại xuyên qua Triều Tiên. Cựu Tổng thống Kim Dae-jung là lãnh đạo chính trị đầu tiên vạch ra kế hoạch chi tiết nhằm phát triển Hàn Quốc trở thành một trung tâm cung ứng hàng hóa cho cả khu vực Đông Bắc Á, cựu Tổng thống Roh Moo-huyn đã coi Hàn Quốc là một cổng hòa bình kết nối khu vực Á- Âu rộng lớn với khu vực Thái Bình Dương, cựu Tổng thống Lee Myung-bak cũng đề ra mục tiêu nối hai miền Triều Tiên thông qua một hệ thống đường thủy nhằm mục đích cung ứng hàng hóa.[187] Đầu thập kỷ trước, Hàn Quốc là bạn hàng chính của CHDCND Triều Tiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết thương mại liên Triều năm 2011 đạt 1,7 tỷ USD. Viện trợ nhân đạo của họ cho CHDCND Triều Tiên là khoảng 17,4 triệu USD[28] Quan hệ hai nước ngày càng giảm sút khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak lên nắm quyền, các nhà tài trợ đã trở nên khó khăn và Hàn Quốc đã không cung cấp lương thực hoặc phân bón.[11] Trung Quốc dần trở thành đối tác thương mại lớn nhất tại đây[21]

Về quan hệ quốc tế, CHDCND Triều Tiên nhiều lần gọi chính phủ Hàn Quốc là "bù nhìn", "con rối" của "Đế quốc Mỹ", và đe dọa rằng sẽ biến Seoul "thành tro bụi",[239][240] nhưng mặt khác họ vẫn nhận viện trợ của nước này, bao gồm thuốc men, chăn mền, mì gói, quần áo. CHDCND Triều Tiên cũng yêu cầu miền Nam gửi bột mì, gạoxi măng, nhưng kể từ sau vụ pháo kích ở Yeonpyeong. Khi Hàn Quốc thực hiện chính sách ánh dương sau đó, quan hệ đã có chút nồng ấm, và đặc biệt là khu công nghiệp chung Kaesong được thành lập năm 2003 là thành quả của chính sách ánh dương đem lại. Kể từ khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đưa ra Chính sách Ánh Dương, Seoul hướng tới mục tiêu dần thay đổi chế độ CHDCND Triều Tiên bằng cách sử dụng các dự án kinh tế nhằm đưa nước này ra với thế giới bên ngoài. Theo lý thuyết, quá trình này sẽ dẫn tới cải cách trong hệ thống chính trị nội bộ, CHDCND Triều Tiên có thể sẽ bắt đầu tuân thủ các thể chế và quy tắc quốc tế thay vì phản đối và người dân Triều Tiên chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ thay đổi kinh tế xã hội.

Một siêu thị tại Keasong

Với quy mô nền kinh tế lớn gấp 40 lần CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc đã có kế hoạch xây dựng một quỹ để huy động số tiền lên tới 55 nghìn tỷ Won, phục vụ cho công tác thống nhất hai miền. Dù quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng đang xấu đi, các nhà máy ở khu công nghiệp chung Kaesong vẫn hoạt động bình thường, đem lại cho CHDCND Triều Tiên khoảng 35 triệu USD/năm, đủ để sản xuất 8-9 tên lửa tầm xa. Con số này có thể tăng tới 100 triệu USD nếu không có khủng hoảng.[78] Tại Khu công nghiệp Kaesong, khoảng 123 công ty Hàn Quốc sử dụng lao động lương thấp và có kỹ năng của hơn 48.000 người Triều Tiên để sản xuất sản phẩm cho thị trường Nam Hàn và cho các thị trường khác.[11] Kim ngạch thương mại liên Triều tăng 13,9% lên mức 1,9 tỷ USD trong năm 2010. Cũng trong năm 2010, xuất khẩu của CHDCND Triều Tiên không tính xuất khẩu sang Hàn Quốc đã tăng 42,5%, lên 1,5 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản, kim loại cơ bản và hàng dệt may. Trong khi đó, nhập khẩu vào nước này tăng 13,2%, đạt mức 2,7 tỷ USD,[59] CHDCND Triều Tiên vẫn có mối liên hệ với Hàn Quốc ngay trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, quá trình mở rộng hoạt động thương mại liên Triều gặp trở ngại bởi việc mất lòng tin chính trị, thiếu thông tin liên lạc, thiếu hiểu biết lẫn nhau và thực trạng kém phát triển của hệ thống vận tải hàng hóa giữa hai miền. Có tới 95% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển do các tuyến đường bộ qua khu công nghiệp Kaesong vẫn chưa được hoàn thiện. Các tuyến đường biển cũng có những khó khăn nhất định do một công ty nắm độc quyền. Các công ty phụ thuộc vào hệ thống này phàn nàn về sự bất tiện trong sắp xếp lịch trình, làm ăn chậm trễ cũng như chi phí cao và cơ sở hạ tầng xuống cấp,[187] có phản ảnh cho rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc, ở CHDCND Triều Tiên, họ bị đối xử không giống một công ty nước ngoài song cũng chẳng phải là một công ty trong nước. Ngoài ra, pháp luật CHDCND Triều Tiên thường không cho phép các công ty Hàn Quốc tham gia các dự án khai khoáng. Do vậy, các công ty này thường khó tìm được chỗ đứng và đặc biệt, rất khó thâm nhập vào các hoạt động khai thác, kinh doanh tại đất nước này

Quan hệ liên Triều xấu đi nghiêm trọng đã luon khiến kim ngạch thương mại của nước này với Hàn Quốc giảm mạnh, trong khi nguồn viện trợ từ miền nam cũng giảm đáng kể. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, tháng 6 năm 2009, kim ngạch thương mại liên Triều giảm 20% so với cùng kỳ năm 2008, từ mức 147 triệu USD vào tháng 6 năm 2008 xuống còn 118 triệu USD trong năm 2009. Kim ngạch thương mại của các dự án kinh tế liên Triều, trong đó có khu công nghiệp Kaesung đã giảm gần 12%. Đặc biệt, mức hỗ trợ đối với miền Bắc đã giảm 83% từ gần 5,7 triệu USD xuống còn 1 triệu USD trong cùng kỳ.[241][242] Việc quan hệ liên Triều căng thẳng còn đe dọa công ăn việc làm của hàng chục nghìn người lao động CHDCND Triều Tiên tại Khu công nghiệp Kaesong vốn là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa hai miền, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã lên phương án rút khỏi Khu công nghiệp Kaesong, Việc CHDCND Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 lao động ở Khu công nghiệp Kaesong từ tháng 4 năm 2013 còn khiến các công ty Hàn Quốc làm ăn ở đây thiệt hại tới 935 triệu USD, về lâu dài, thiệt hại sẽ lớn hơn, có thể lên đến 5,5 tỷ USD vì các công ty Hàn Quốc đầu tư vào khu công nghiệp này có thể bị phá sản.[243]

Trung Quốc

Quan hệ giao thương của CHDCND Triều Tiên

Trung Quốc là nước có mối quan hệ giao thương chặt chẽ với CHDCND Triều Tiên. Là nền kinh tế bị cô lập nhưng hoạt động giao thương của CHDCND Triều Tiên vẫn sôi động thông qua các công ty trung gian tại Trung Quốc, dù không được thừa nhận nhưng kinh tế tư nhân tại đây vẫn âm thầm phát triển, kinh tế quốc gia này ngày càng gắn chặt với đồng minh Trung Quốc.[60] Trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc là đồng minh quan trọng nhất và nhà tài trợ chính cho nền kinh tế CHDCND Triều Tiên.[244][245] Triều Tiên vẫn là lợi ích cốt lõi hàng đầu của Trung Quốc.[246] Khi CHDCND Triều Tiên ngày càng bị cô lập thì CHDCND Triều Tiên lại càng phụ thuộc vào Trung Quốc dẫn đến Trung Quốc vừa là nguồn chi viện lớn nhất cho CHDCND Triều Tiên, vừa là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, mỗi khi nền kinh tế CHDCND Triều Tiên gặp khó khăn, lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên lại phải cần sự hỗ trợ lương thực và dầu mỏ từ phía Trung Quốc[245] trong việc giảm nhẹ các khó khăn kinh tế cũng như sự thiếu hụt lương thực, một hệ quả của những lệnh cấm vận quốc tế nhằm vào các chương trình hạt nhân của nước này.[247]

Trung Quốc đã xây một tuyến đường cao tốc qua tỉnh Cát Lâm ở Đông Bắc, giáp với biên giới CHDCND Triều Tiên nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai vùng,[163] những khoản đầu tư đó là một phần chiến lược bình ổn biên giới với CHDCND Triều Tiên, tránh việc người dân nước này tràn sang Trung Quốc và nâng cao mức sống của họ, việc này còn giúp Trung Quốc phát triển các tỉnh nghèo phía Đông Bắc bằng cách đảm bảo tài nguyên năng lượng và khoáng sản xuyên biên giới. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp của mình sang CHDCND Triều Tiên, năm 2009, Hàng ngàn doanh nghiệp Trung Quốc đã thăm dò CHDCND Triều Tiên và có những khả quan trong kinh doanh.[11] Hiện có khoảng 250 công ty Trung Quốc đang đầu tư tại CHDCND Triều Tiên, 70% số đó thuộc lĩnh vực khai khoáng và khoảng 90% các công ty thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh ở CHDCND Triều Tiên. Các công ty Trung Quốc cũng hưởng đặc quyền rất lớn tại CHDCND Triều Tiên, đặc biệt là những điều khoản thương mại và vận hành cảng biển.[8][53]

NămTổng kim ngạchGhi chú
1990Chưa thống kêTrung Quốc cung cấp khoảng 90% nhiên liệu, 80% hàng tiêu dùng và 45% thực phẩm.[53] chiếm gần một nửa viện trợ ra quốc tế
20082,7 tỷ USDĐạt mức kỷ lục của toàn năm[79]
2009¾ tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên đến từ Trung Quốc[10]
20103,4 tỷ USDĐạt mức 3 tỷ đô la trong 11 tháng đầu năm và 3,4 tỷ toàn năm[49][79]
20113,1 tỉ USDTăng 86%, chỉ tính đến nửa đầu năm. Tuy nhiên, giá trị thực còn cao hơn nhiều nếu tính cả việc hai quốc gia trên đổi hàng lấy hàng trong đó, Triều Tiên đã lấy quặng than và sắt để đổi lấy hàng tiêu dùng của Trung Quốc[162][211][248]
20125,9 tỷ USDTrung Quốc chiếm tới 84% trong số 7 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu của Triều Tiên[163] đóng góp tới 67,2% kim ngạch sản phẩm dịch vụ xuất khẩu và đóng góp 61,6% nhập khẩu của Triều Tiên[53][72]
2013Chưa thống kêTrong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đã giảm 2,5% so với cùng kỳ 2012, trong đó 3 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên giảm 13,8% còn 720 triệu USD[49]

Trung Quốc tiến hành nhiều dự án khai thác mỏ và tài nguyên tại CHDCND Triều Tiên, phần lớn nhà đầu tư là những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng Đông Bắc Trung Quốc[41][249] thông qua việc cung cấp cho CHDCND Triều Tiên dầu thô, xăng và các hàng hóa công nghiệp khác để đổi lại nguồn khoáng sản dồi dào tại nước này[78] Trung Quốc là đối tác lớn nhất trên thị trường khoáng sản CHDCND Triều Tiên và mức giá mà Trung Quốc trả cho khoáng sản của CHDCND Triều Tiên phản ánh sự thiếu cạnh tranh. Các doanh nhân Trung Quốc trả mức giá cho khoáng sản nhập khẩu từ CHDCND Triều Tiên thấp hơn nhiều so với giá mà họ trả cho các nước khác, ngược lại các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang CHDCND Triều Tiên được đẩy giá lên cao hơn rất nhiều so với xuất sang các nước khác[250] Kim Jong-Un từng phàn nàn rằng tài nguyên của họ, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đang bị bán với giá quá rẻ mạt và đòi giá bán cao hơn với quặng sắt, việc này không hề làm các nhà khai thác Trung Quốc hài lòng do bột sắt sản xuất ở Trung Quốc có giá 60 USD một tấn trong khi đó, giá ở CHDCND Triều Tiên chỉ là 30 USD.[53]

Hoạt động giao thương CHDCND Triều Tiên - Trung Quốc ngày càng nhộn nhịp một điểm đặc biệt của kinh tế CHDCND Triều Tiên hiện nay. Ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa hoạt động tạo thu nhập của nhà nước và tư nhân, vùng xám này trở nên lợi thế các công ty có thu nhập ngoại tệ ở CHDCND Triều Tiên bằng việc bán tài nguyên cho Trung Quốc và sau đó nhập khẩu hàng tiêu dùng về CHDCND Triều Tiên, kể cả rượu cognac hay xe Mercedes[60] Yếu tố Trung Quốc ngày càng đậm nét trong quá trình thị trường hóa nền kinh tế, CHDCND Triều Tiên ngày càng có nhiều hoạt động thương mại với Trung Quốc, hoạt động ngoại thương của CHDCND Triều Tiên hầu như hoàn toàn gắn với Trung Quốc và nhờ mạng lưới các thương nhân trung gian Trung Quốc, những người giữ vai trò như môi giới giữa các công ty thương mại quốc doanh CHDCND Triều Tiên với các công ty tại Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên không còn cần phải tìm kiếm hàng hóa trên thị trường thế giới. Tất cả những gì họ cần, từ rượu tới thiết bị nông nghiệp, chỉ cần gọi điện cho công ty phía Trung Quốc là có.[60]

Một cửa hàng bán đồ điện tử ở Bình Nhưỡng, hầu hết các đồ điện tử nhập khẩu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp CHDCND Triều Tiên, không chỉ nhiên liệu, thực phẩm mà còn đến các sản phẩm dân sinh khác như xe bus hay bồn cầu trong nhà vệ sinh, Hàng Trung Quốc được bày bán khắp nơi, Trung Quốc cung cấp dầu mỏ, lương thực và mọi thứ từ xe bus đến bồn vệ sinh. Người dân CHDCND Triều Tiên lựa chọn hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc, chưa kể đến hầu hết các cửa hàng và chợ bán xa xỉ phẩm tại Bình Nhưỡng đều lấy mối từ Trung Quốc. Trung Quốc liên tục xuất khẩu nhiều sản phẩm xa xỉ mà Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật và những nước khác hạn chế với thị trường Triều Tiên. Mặt khác, các sản phẩm hàng hiệu còn được tuồn đến Bình Nhưỡng qua đường buôn lậu từ Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã thay Nhật trở thành nhà xuất khẩu xe hơi lớn nhất vào CHDCND Triều Tiên, từ khi Tokyo hạn chế xuất xe sang nước láng giềng vào năm 2006.[72] và năm 2010, Trung Quốc cũng đã vượt qua Singapore, trở thành nhà xuất khẩu thuốc lá lớn nhất vào Triều Tiên[238]

Sự phụ thuộc vào kinh tế với Trung Quốc khiến cho các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên thêm tự tin và dám đóng cửa khu công nghiệp Kaesong mỗi khi bất đồng với Hàn Quốc dù đây là nơi giải quyết việc làm cho 53.000 công nhân viên CHDCND Triều Tiên đồng thời từ năm 2004, mỗi năm Kaesong đem về cho Triều Tiên khoản thu nhập khoảng 90 triệu USD là tiền lương nhân công[49] và từ chối những lời đề nghị đối thoại sau đó từ Hàn Quốc. Bình Nhưỡng dám đóng cửa Kaesong là vì mức độ phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc ngày càng lớn. Tuy vây có quan ngại cho rằng Sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc chỉ mang đến tình trạng bất lợi về kinh tế cho CHDCND Triều Tiên, trong đó Trung Quốc đã mua gần hết một nửa trong số những nguồn khoáng sản trị giá 6 nghìn tỷ USD của Bình Nhưỡng[250] Trung Quốc đang mua hết một nguồn tài nguyên thuộc về người trên bán đảo Triều Tiên với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó, các mỏ khoáng sản của Hàn Quốc gần như bị khai thác hết và Hàn Quốc có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận lĩnh vực khai khoáng của CHDCND Triều Tiên, đặc biệt là những kim loại đất hiếm[250] Lĩnh vực khoáng sản của CHDCND Triều Tiên đều là để phục vụ nhu cầu của Trung Quốc, trong đó có nguồn khoáng sản và nhân công giá rẻ nhưng tay nghề khá cao, so với tại Trung Quốc[60]

Cũng có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng gần đây đang làm phương hại tới quan hệ kinh tế Trung-Triều do mối quan hệ với Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tại khu vực biên giới với CHDCND Triều Tiên đang ngày càng lo lắng khi việc tuyển dụng nhân lực giá rẻ từ quốc gia láng giềng gặp khó do chính quyền ngày càng siết chặt việc cấp visa. Thương nhân Trung Quốc thấy rõ sự siết chặt của chính quyền khi làm ăn với CHDCND Triều Tiên. Khoảng 300 phụ nữ nêu trên nằm trong số những lao động CHDCND Triều Tiên đang có mặt tại Trung Quốc để kiếm tiền về cho nền kinh tế bị cô lập của CHDCND Triều Tiên, trong khi đem đến cho các doanh nghiệp Trung Quốc nguồn nhân công giá rẻ, một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt mọi giao dịch với ngân hàng ngoại thương CHDCND Triều Tiên, cắt đứt "một đầu mối tài chính then chốt" trong việc hỗ trợ các hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Phía Trung Quốc cũng từng thúc giục CHDCND Triều Tiên đổi mới.

Một nghiên cứu tiến hành từ năm 2007 khảo sát 250 công ty của Trung Quốc đang làm ăn kinh doanh ở CHDCND Triều Tiên đều có đánh giá tiêu cực về môi trường kinh doanh như vấn đề cơ sở hạ tầng quá nghèo nàn hay các quy định về pháp luật ở CHDCND Triều Tiên vẫn còn nhiều hạn chế.[8] Hai trở ngại lớn nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng ở địa phương quá yếu kém và các quy định về pháp luật ở CHDCND Triều Tiên vẫn còn mù mờ, không rõ ràng và nhiều hạn chế[63] CHDCND Triều Tiên vẫn thiếu một khung pháp lý rõ ràng cho các nhà đầu tư. Chính sách đầu tư kém thân thiện của nước này đã khiến không ít nhà đầu tư Trung Quốc gặp rắc rối. Ví dụ như hãng khai mỏ Xiyang của Trung Quốc tố cáo phía Triều Tiên đánh cắp bí quyết, chiếm đoạt một liên doanh khai quặng với hãng này, rồi trục xuất công nhân Trung Quốc khiến họ thiệt hại nhiều triệu USD.[49]

Việt Nam

CHDCND Triều Tiên cũng cố gắng có mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, là một quốc gia cũng theo chính thể xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa CHDCND Triều Tiên và Việt Nam cũng thăng trầm giống như quan hệ ngoại giao dù hai bên đều thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không mấy mặn mà với chủ nghĩa tôn sùng lãnh tụ của CHDCND Triều Tiên, cũng như mô hình kinh tế của nước này, thay vào đó dành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc (kẻ thù không đội trời chung của CHDCND Triều Tiên) về kinh tế cũng như văn hóa, giáo dục, thể thao, điều này làm CHDCND Triều Tiên nhiều lần giận dữ. Ngày 9 tháng 7 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang CHDCND Triều Tiên, thăm Kim Nhật Thành và thăm phòng triển lãm công nghiệp, nông nghiệp nước này.[251] CHDCND Triều Tiên cũng cung cấp nhiều trợ giúp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965‐73). Năm 1989, hai nước mới thành lập Ủy ban liên chính phủ về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật, tuy vậy Ủy ban này cũng chỉ họp thường niên được ba năm đầu, sau đó ngừng gần chục năm do Bình Nhưỡng không đồng tình với việc Việt Nam quan hệ với Hàn Quốc.[252]

Thương mại giữa hai bên cũng chưa bao giờ vượt quá ngưỡng 30 triệu đôla/năm. Trong những năm 1990, tình hình thiếu đói ở CHDCND Triều Tiên đã cho Việt Nam cơ hội trao đổi hàng hóa với CHDCND Triều Tiên. Năm 1996, CHDCND Triều Tiên mua 2 vạn tấn gạo của Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán, cả gốc và lãi tính đến năm 2007 là 18,046 triệu USD.,[253] hai nước đổi gạo lấy vũ khí và Việt Nam có trong tay các hỏa tiễn phòng không lưu động Igla (SA‐16 Gimlet), hai tàu ngầm mini Yugoclass và một số ít hỏa tiễn đạn đạo Scud C [6] Tuy nhiên về kinh tế, từ năm 1996 Việt Nam và CHDCND Triều Tiên hầu như không có giao dịch thương mại do Việt Nam từng bán gạo cho CHDCND Triều Tiên nhưng năm 1997 hai bên đã có bất đồng về giá cả. Quan hệ từng có lúc xấu tới nỗi CHDCND Triều Tiên không thèm mua gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, có thể các thỏa thuận trao đổi hàng sẽ được thực hiện.[6] Trong những năm tiếp theo, nền kinh tế yếu kém cũng như vị thế bị hắt hủi của CHDCND Triều Tiên trong cộng đồng quốc tế đã mang cơ hội lại cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ CHDCND Triều Tiên hàng ngàn tấn gạo.[253] Hà Nội ủng hộ việc CHDCND Triều Tiên trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và cũng từng chủ trì đàm phán hòa giải giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-Il từng được trông đợi sẽ thăm Việt Nam. Khi có cơ hội, Việt Nam đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực khuyến khích CHDCND Triều Tiên thoát ra khỏi tình trạng tự cô lập và Việt Nam còn có thể chia sẻ kinh nghiệm cho CHDCND Triều Tiên khá thành công trong phát triển kinh tế. Đã có một số phái đoàn từ CHDCND Triều Tiên tới Việt Nam tham quan và học tập.

Năm 2010, CHDCND Triều Tiên đã cử Đoàn cán bộ do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam với mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu gen, tế bào gốc, nuôi cấy mô, năng lượng, xây dựng nhà máy thủy điện và đường dây tải điện, sản xuất vật liệu cách điện, xi măng, khai khoáng, tuyển quặng vàng, công nghệ sản xuất dây lưỡng kim, sợi tơ tằm, phim hoạt hình 3D.[254] Năm 2012, Đoàn đại biểu CHDCND Triều Tiên do Kim Yong-il có chuyến thăm Hà Nội để phía CHDCND Triều Tiên học hỏi kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của CHDCND Triều Tiên là sản xuất nông nghiệp và các mô hình nông thôn mới của Việt Nam. CHDCND Triều Tiên thừa nhận Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về sản xuất lương thực và nông nghiệp nói chung nên muốn học hỏi kinh nghiệm và đã có những cuộc trao đổi về chính sách quản lý nông nghiệp cũng như các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất. Đoàn CHDCND Triều Tiên cũng đã đến thăm tỉnh Thái Bình để tìm hiểu về chương trình Nông thôn mới[255]

Các nước ở Tây Nam Á

Để giải quyết nhu cầu dầu mỏ, CHDCND Triều Tiên cũng từng đàm phán với Iran về khả năng nhập khẩu dầu từ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và CHDCND Triều Tiên hợp tác với Iran về dầu mỏ. Tháng 9 năm 2012, Iran và CHDCND Triều Tiên cũng đã ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.[256] CHDCND Triều Tiên cũng đề nghị Mông Cổ viện trợ lương thực, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên đang thiếu hụt lương thực trầm trọng. Hỗ trợ lương thực và các viện trợ khác cho CHDCND Triều Tiên đang bị ngừng trệ sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần ba. Tổng thống Mông Cổ cũng bày tỏ mối quan tâm tới việc chia sẻ kinh nghiệm cải cách kinh tế của nước này.[257]

CHDCND Triều Tiên được cho là có bán vũ khí cho Iran, SyriaPakistan, doanh thu từ hoạt động này theo một nguồn tin chỉ mang lại mỗi năm khoảng 100 triệu USD và một số hoạt động ngầm khác cũng lại một số ít nguồn thu.[78] Một số giới quan sát cho rằng ngành xuất khẩu vũ khí là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh nước này càng lúc càng bị cô lập do chính sách hạt nhân của mình. Vũ khí bán ra mang lại cho chế độ mỗi năm khoảng 01 tỷ đô la.[258] Pháo "chủ thể" đã được xuất sang Iran hồi những năm 1980 và tham chiến trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq. Ngoài ra loại pháo M-1989 cỡ nòng 170mm đã được xuất sang LybiaSyria. Trên thị trường quốc tế, các loại tên lửa của Triều Tiên cũng được nhiều nước quan tâm bởi hàng đẹp, giá rẻ.[259]

Các nước ở châu Phi

CHDCND Triều Tiên và nhiều quốc gia châu Phi đã và đang trở thành những đối tác thương mại ngày càng gắn kết, nhất là trong các thương vụ mua bán vũ khí. Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho biết tính tới thời điểm tháng 9 năm 2017, CHDCND Triều Tiên đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 270 triệu USD. Liên Hợp Quốc điều tra những cáo buộc liên quan tới CHDCND Triều Tiên trong các việc: huấn luyện lực lượng bảo vệ tổng thống cho Cộng hòa Dân chủ CongoAngola; bán vũ khí và radio quân sự cho Eritrea; bán hệ thống tên lửa chống máy bay cho Mozambique; sửa chữa và nâng cấp hệ thống tên lửa đất đối không và hệ thống rađa phòng không của Uganda; bán cho Tanzania các hợp đồng trị giá 12,5 triệu USD liên quan tới vũ khí, khí tài quân sự. Liên Hợp QuốcHoa Kỳ đặc biệt quan ngại về mối quan hệ giữa NamibiaCHDCND Triều Tiên, trong năm qua cũng đã gây áp lực để các nhà lãnh đạo Namibia cắt đứt quan hệ với CHDCND Triều Tiên.[260]

Các nước khác

Mỹ cũng từng là đối tác kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Hàng xuất khẩu của Mỹ sang CHDCND Triều Tiên ước tính đạt khoảng 5,8 triệu USD vào năm 2008, trong đó chủ yếu là các loại hàng xa xỉ phẩm, sau đó việc buôn bán đã bị đình chỉ.[261] Một hiệp định được phê chuẩn vào năm 2007 đã cho giúp CHDCND Triều Tiên thu được 1 triệu tấn dầu nhiên liệu cùng các lợi nhuận khác từ Mỹ và các quốc gia khác (đổi lại là sự vô hiệu hóa các cơ sở vật chất hạt nhân).[262] Ngoài ra, còn một số đối tác khác như Ai Cập, tập đoàn Orascom Construction Industries (OCI) của Ai Cập đã ký hợp đồng trị giá 115 triệu USD, liên doanh với Tập đoàn Pyongyang Myongdang Trading Corporation, nhằm nâng cấp và vận hành nhà máy sản xuất xi măng Sangwon tại CHDCND Triều Tiên, khoản tiền này được dành cho hoạt động khai mỏ liên quan tới việc sản xuất xi măng và một trạm thủy điện chuyên dụng đặt gần nhà máy.

Trong thời gian gần đây, CHDCND Triều Tiên cũng có tham gia, tổ chức một số hội chợ, triển lãm hàng hóa. Năm 2010, lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên tham gia Hội chợ Thế giới Thượng Hải, nhiều biểu tượng của thành phố Bình Nhưỡng được minh họa lại ở gian hàng tại phòng trưng bày. Trong gian hàng, họ có quay một số video chiếu cảnh người dân CHDCND Triều Tiên thoải mái chơi bowling, đánh golf, và trượt băng.[263] Trước đó Triều Tiên cũng là khách mời danh dự Hội chợ sách quốc tế Frankfurt năm 2005.[264] CHDCND Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ tổ chức một hội chợ thương mại quốc tế tại thủ đô Bình Nhưỡng. Theo tuyên bố thì Hội chợ thương mại này sẽ thu hút sự tham gia của các công ty đến từ CHDCND Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Anh, Úc, Áo, Ý, Indonesia, PhápPhần Lan và những mặt hàng được trưng bày tại hội chợ gồm máy móc, thiết bị điện và điện tử, các loại xe, các sản phẩm hoá dầu, dược phẩm, đồ gia dụngthực phẩm. Một thông tin thú vị cho rằng, CHDCND Triều Tiên ngoài ra còn kinh doanh vàngcổ phiếu trên sàn chứng khoán New York thông qua một công ty môi giới tại London. Cho đến nay, dù chưa có số liệu nào được công bố về nguồn thu từ những hoạt động này, hoạt động trên mang lại nguồn thu đáng kể.[78]